Xét nghiệm đông cầm máu hiện nay được sử dụng để phát hiện, chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý tích cực đến các vấn đề liên quan đến cầm máu và đông máu. Để tìm hiểu chi tiết về loại xét nghiệm này, bạn đọc hãy cùng phân tích với MEDLATEC trong bài viết dưới đây.
18/12/2019 | Xét nghiệm giang mai MEDLATEC chính xác, có kết quả nhanh chóng 18/12/2019 | Xét nghiệm mỡ máu là gì và ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm 18/12/2019 | Một số xét nghiệm miễn dịch phổ biến nhất hiện nay 18/12/2019 | Xét nghiệm Coombs giúp tìm nguyên nhân bị thiếu máu do tan máu
1.Vai trò quan trọng của xét nghiệm đông cầm máu
Các bác sĩ thường yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm này khi bạn cần phải tiến hành phẫu thuật hay cần phải cầm máu gấp trong trường hợp bị chấn thương. Kết quả của xét nghiệm đông máu sẽ phản ánh chính xác quá trình đông máu của bạn có đang hoạt động ổn định hay không.
Máu là một cơ quan quan trọng trong cơ thể của chúng ta
Ngoài những thông tin của chẩn đoán lâm sàng cùng với tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình người bệnh, xét nghiệm đông máu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện ra những vấn đề không bình thường về đông cầm máu.
Theo nghiên cứu, nguyên lý chính của xét nghiệm được dựa trên những cơ chế chính trong các giai đoạn của quá trình đông cầm máu, gồm: giai đoạn cầm máu kì đầu, giai đoạn đông máu huyết tương, ức chế đông máu và tiêu sợi huyết. Hiện nay, tại các bệnh viện thì xét nghiệm đông máu hầu như đều được thực hiện tự động bởi trang thiết bị hiện đại, dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ.
Việc thực hiện xét nghiệm này sẽ góp phần giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán nhanh hơn, chính xác hơn về mức độ và loại rối loạn của sự đông máu mà người bệnh mắc phải. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh cho bệnh nhân với phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Những người bệnh đang mắc phải một trong những triệu chứng sau thường được chỉ định làm xét nghiệm:
-
Bệnh nhân trước khi tiến hành làm phẫu thuật, xét nghiệm đông máu sẽ giúp đánh giá chính xác tình trạng đông máu, nhằm tránh được những biến chứng quan trọng trong quá trình can thiệp.
-
Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông.
Các bác sĩ đang thực hiện thao tác lấy máu người bệnh để làm xét nghiệm đông cầm máu
-
Một số đối tượng không sử dụng các loại thuốc chống đông máu nhưng lại xuất hiện dấu hiệu rối loạn chảy máu, tình trạng này có thể được biểu hiện bởi các triệu chứng như chảy máu nướu răng, chảy máu cam, xuất hiện những vết bầm tím bất thường, chảy máu trong phân hoặc nước tiểu, thậm chí là xuất huyết kinh nguyệt nặng, chảy máu trong khớp, giảm thị lực.
3. Một số xét nghiệm thăm dò trong giai đoạn ban đầu
3.1. Thời gian chảy máu
Có hai phương pháp chính để xác định thời gian chảy máu:
-
Phương pháp Ivy: thời gian chảy máu tiêu chuẩn thường là 3 - 8 phút.
-
Phương pháp Duke: trong phương pháp này thì thời gian chảy máu bình thường sẽ dao động trong khoảng 2 - 4 phút, nếu thời gian vượt quá 6 phút thì sẽ được coi là kéo dài.
Thông thường, thời gian chảy máu kéo dài có thể xảy ra do những trường hợp như rối loạn chức năng tiểu cầu, giảm số lượng tiểu cầu, hoặc giảm fibrinogen, giảm yếu tố vWF,...
3.2. Đếm số lượng tiểu cầu
Theo thống kê, số lượng tiểu cầu trong máu của người bình thường sẽ nằm trong khoảng 150-450 G/L.
3.3. Nghiệm pháp dây thắt
Đối với nghiệm pháp này, bác sĩ sử dụng huyết áp kế nhằm duy trì được áp lực mức trung bình giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu tại một bên của cánh tay trong vòng 5 phút. Xả áp suất băng quấn, tháo băng quấn và để tay bệnh nhân trở về sắc thái như trước khi làm nghiệm pháp.
- Quan sát mặt trước của nếp khuỷu và cẳng tay bệnh nhân vừa làm nghiệm pháp.
- Đặt và di chuyển khung đo để đếm số chấm xuất huyết trong 6,25 cm2.
- Nghiệm pháp dương tính: có trên 20 chấm xuất huyết/6,25 cm2.
- Nghiệm pháp âm tính: có dưới 20 chấm xuất huyết/6,25 cm2.
Xác định các vấn đề liên quan đến tiểu cầu bằng nghiệm pháp dây thắt
3.4. Định lượng yếu tố vWF
Yếu tố VWF thường được các bác sĩ đánh giá dựa trên chất lượng, số lượng, ứng dụng của chẩn đoán bệnh Von Willebrand, đây là một bệnh rối loạn cầm máu có liên quan đến yếu tố di truyền, gây ra việc thiếu gen tổng hợp vWF.
4. Những xét nghiệm đông cầm máu cơ bản
4.1. Xét nghiệm nhằm định lượng Fibrinogen
Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một lượng huyết tương vừa đủ của người bệnh, sau đó pha loãng tại các nồng độ khác nhau, rồi thêm thrombin vào, từ đó đối chiếu với đường cong chuẩn nhằm xác định nồng độ fibrinogen. Xét nghiệm này sẽ được yêu cầu thực hiện trong các trường hợp sau đây:
-
Thăm dò những rối loạn đông máu khi bệnh nhân có những dấu hiệu chảy máu bất thường.
-
Đánh giá mức độ của hội chứng viêm (kết hợp với tốc độ lắng hồng cầu và protein phản ứng).
-
Khi cần phải theo dõi tình trạng của người bệnh đang trong giai đoạn điều trị tiêu fibrin.
-
Nhằm làm bilan đông máu trước khi tiến hành mổ.
-
Sử dụng nhằm theo dõi bệnh gan tiến triển.
4.2. Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin
Khi bạn xuất hiện những vết thương trên cơ thể, máu được thoát ra ngoài lòng mạch, bị đông lại bằng con đường chính là đông máu ngoại sinh. Do đó, khi cho thừa lượng thromboplastin, canxi vào trong máu được chống đông bởi citrat, quá trình đông máu ngoại sinh sẽ được tăng cường.
Xét nghiệm đo thời gian Prothrombin
Các bác sĩ sẽ tiến hành đo thời gian từ thời điểm bổ sung thromboplastin, canxi vào cho đến khi máu đông lại hoàn toàn để đánh giá được hoạt tính của những yếu tố đông máu chính tạo nên Prothrombin.
Ngoài việc đóng vai trò là xét nghiệm chức năng đông cầm máu, PT còn được
sử dụng để theo dõi những khi đang điều trị thuốc kháng vitamin K.
Hiện nay, các xét nghiệm đông cầm máu được tiến hành nhanh chóng tại các bệnh viện bởi những trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Do đó, nếu bạn đọc quan tâm đến vấn đề này, có thể liên hệ trực tiếp với MEDLATEC để được tư vấn trực tiếp.